ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH |
|||||
---|---|---|---|---|---|
06/12/2014 | Tác giả: Trương Xuân Lực | Lượt xem: 5104 | |||
(Các bài viết khác của tác giả Trương Xuân Lực) | |||||
(HTVN) Anh hùng lực lượng vũ trang Trương Văn Thành sinh năm 1945, Nhập ngũ tháng 07/1962, từ trần ngày 26 tháng 12 năm 1979 (âm lịch). Được Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” theo quyết định số 26, ngày 11/02/1970: ghi sổ vàng số 111/ th/ CP, vì đã “Lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chồng Mỹ cứu nước”. |
|||||
Anh hùng Trương Văn Thành sinh năm1945 trong một gia đình nông dân tại ấp Bến, xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Cha đồng chí là ông Trương Văn Siêu mất hồi tháng 8/1974, chỉ trước ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) có 8 tháng. Mẹ là bà Nguyễn Thị Mẹo. Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam, nay đã 78 tuổi đang sống với con gái út Trương Thị Anh (út Anh) và người con rể, hai vợ chồng út Anh đều là công nhân trong hãng sữa Thủ Đức. Gia đình có 7 con, nhưng chỉ nuôi đươc 4, còn 3 người con khác đều chết sớm. Trương văn Thành là con trai lớn. Kế đó là Trương Thành Công (liệt sĩ hy sinh ngày 25/01/1965 tại vùng bưng 6 xã. Trong đơn vị thường gọi công với cái tên thân mật là Đực Nù). Cô em gái thứ 7 của Thành là Trương Thị Kim và chồng là đồng chí Sáu Phụ cũng đều là đảng viên, từng chiến đấu và hoạt động ở bưng sáu xã- đồng chí Kim hiện là Phó phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Thủ đức - cô em út Trương Thị Anh cũng là đảng viên. Bảng tuyên dương anh hùng lực lượng Vũ Trang nhân dân ghi rõ:” Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường chống đế và quốc phong kiến, bản thân thấy rõ cảnh đồng bào bị Mỹ ngụy đàn áp bốc lột, nên khi mới 17 tuổi đồng chí Trương Văn Thành đã tình nguyện xin vào bộ đội với ý nghĩ được góp phần chống đế quốc Mỹ và bè lũ tai sai, giải phóng Tổ quốc” 17 tuổi đang học nghề làm cửa. Nhưng rồi ngày ngày nhìn thấy cảnh tàn bạo bắn giết, đốt phá nhà cửa của giặt gây ra trên quê hương mình, Thành càng nôn nao trước cảnh nhiều bạn bè trẻ lên đường đi bộ đội - Thành lẳng lặng tự động mua sắm muỗng, dĩa, một ít món cần thiết, rồi về nhà xin cha mẹ Thành đi… Cha đồng ý ngay – Còn mẹ cầm tay Thành, nhẹ nhàng căn dặn Con có chí lớn mẹ không ngăn cản con, mẹ chỉ nhắc con đi thì ráng vựot gian khổ, làm cho tới nơi với anh em- đừng dang dở nữa chừng mà thẹn mặt với bà con chòm xóm, xấu hổ với tông môn, làng xã. Không chuẩn bị may sắm gì kịp cho con, bà mẹ vô buồng mang số tiền dành dụm được trao cho Thành, dẩn con đến trứơc bàn thờ ông bà thắp nén nhang từ biệt - Người cha tiễn con đi một quãng xa, đến điểm tương đối an toàn mới chịu rời con, quay về. Thành đi được mấy hôm lính giặc kéo đến vây nhà, buộc cha mẹ phải kêu Thành về. Thành rời gia đình đi kháng chiến, thì đứa en trai cũng noi theo gương anh. Trương Thành Công cậu em 16 tuổi của Thành đã ôm ấp trong lòng một quyết định: lấy cho được mấy khẩu súng của giặt, đi theo bộ đội. Công rủ bạn là cậu Huỳnh Văn Dòn, con của bác Hai Nị người cùng xóm, ngày ngày tìm cách lân la, bám sát bọn lính trên liên trường hay xuống ăn nhậu ở cái quán đầu ấp, rồi hai cậu bé thừa lúc chúng mãi mê ghẹo gái, nhanh như cắt chộp luôn 2 khẩu súng cacbin và một cái nón sắt và phóng chạy thật nhanh. Bọn lính sau một lúc lớ ngớ, hô nhau đuổi bắt - CÔNG nhanh trí liệng cái nón sắt sang một bên, kéo DÒN chạy về một phía khác đánh lạc hướng chúng. Lũ giạc ùa tới, nhìn thấy nón sắt, tưởng CÔNG và DÒN chạy về hướng này vội rẽ ngang - không ngờ có 2 tên tinh ý lại rượt theo đúng hướng của CÔNG - đã vào được mé địa hình rậm, không thèm chạy nữa, CÔNG VÀ DÒN giương súng lên, bóp cò…. Ngặt chưa hề bắn súng lần nào, không mở khóa hãm cò, súng đâu có nổ ! nhưng hai tên lính thấy hai cậu trẻ không thèm chạy nữa, lại đang chỉa súng ngắm bắn chúng, hoảng hồn nhào xuống đất lăn mấy vòng , rồi đứng lên chạy chí chết. Đang công tác ở đơn vị thong tin ở xa, THÀNH được tin em trai mình hy sinh, nhưng không thể về an ủi cha mẹ được - chiến tranh gian khổ, ác liệt đang dòi hỏi mạch máu thông tin liên lạc luôn phải được thông suốt. Bản tuyên dương đã nhắc đến công trạng của TRƯƠNG VĂN THÀNH như sau: - “Là một chiến sĩ thông tin vận động trong 7 năm liền, đồng chí vẫn vững tâm xuyên rừng, vượt suối ; có khi đi mấy ngày đêm liền chuyển công văn hỏa tôc đến các vị. - “Trên đường đi có nhiều lần phải len lỏi sát đồn bót địch, qua những nơi địch thường phục kích, dù hoản cảnh khó khăn thế nào, đồng chí cũng đảm bảo đưa công văn đúng thời gian qui định, an toàn phục vụ kịp thời yêu cầu chiến đấu. - “Đặc biệt trong đợt tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đồng chí chỉ huy một tổ, chốt trên đường dây ở vùng ven Sài Gòn làm nhiệm vụ, nơi địch cho máy bay, pháo binh đánh phá liên tục ngày đêm rất ác liệt – đồng chí đã cùng đồng đội kiên cường bám trụ gần 100 ngày đêm trên địa bàn được giao, tìm mọi cách khắc phục khó khăn gian khổ, phát huy sáng kiến, hoàn thành nhiệm vụ - đồng chí nhiều lần ngụy trang bằng rơm rạ, bò qua đồng trống giữa ban ngày trong lúc máy bay địch quầng đảo bắn phá, đi nối dây điện thoại, giữ thông tin liên lạc thông suốt kịp thời. - “Nhiều đêm chở bộ đội qua sông thấy máy bay địch rà thấp lùng sục, đ/c vẫn bình tĩnh, mưu trí tìm cách đưa thuyền cập bến an toàn – Suốt các đợt tấn công Xuân 1968, tổ công tác do đ/c chỉ huy đã đã đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ huy và cho các đơn vị đánh địch ở vùng ven và nội thành Sài Gòn. Ngoài ra tổ của đ/c còn làm tốt công tác hiệp đồng chiến đấu với dân quân xã, tích cực giúp đỡ nhân dân, do đó tạo điều kiện bám trụ được dài ngày trên địa bàn vô cùng ác liệt”… Trong lúc thường cũng như lúc ra trận. Dù hoàn cảnh công tác khó khăn thế nàoTrương Văn Thành vẫn luôn là tấm gương tốt về: - “Tác phong khiêm tốn, giản dị đoàn kết, quý trọng đồng đội thường xuyên nhận việc khó về mình; gương mãu trong công tác và sinh hoạt, được đồng đội hết lòng yêu mến và giúp đỡ, cấp trên tin tưởng”. Gian khổ của chiến trường đã để lại căn bệnh khó trị nơi người chiến sĩ thông tin dũng cảm; bệnh sơ gan. Mặc dù được đi chữa trị ở nước ngoài, đơn vị và đồng đội tận tình chăm sóc, nhưng đã không qua khỏi. Ngày 26/12/1979 sau 4 năm hòa bình giải phóng đât nước, Trương Văn Thành từ trần, trở về yên nghỉ trong lòng đất quê hương Thủ Đức. Anh hùng Lực lượng vũ trang Trương Văn Thành đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 7 năm liền được bầu Chiến sĩ thi đua. Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Trương Văn Thành được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Khi được tuyên dương là Trung Đội phó thông tin, quân chủ lực miền Đông Nam bộ - Đảng viên đảng cộng sản Việt nam. |
COMMENTS
Chức năng này cần phải đăng nhập
THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý
ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN ok
THƯ VIỆN VIDEO
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THƯ VIỆN TÀI LIỆU
LỊCH ÂM DƯƠNG