site hit counter
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
DANH MỤC Bài viết
Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 1056
Ngay từ khi thực dân Pháp tiến công đánh chiếm Đà Nẵng (1858) rồi đến Gia Định (2 – 1959) và sau đó đách chiếm các tỉnh Nam bộ, trong đó có Định Tường thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của anh hùng Trương Định khởi xướng đầu tiên làm cho Thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tổn thất nặng nề.... Xem tiếp
Người họ Trương nổi tiếng khoa bảng thời Trần
Ngày tạo: Tác giả: Nhà thơ - Nhà báo Trương Thị Kim Dung Lượt xem: 1079
Căn cứ vào “Đại Việt sử ký toàn thư” và một số thư tịch (gia phả, thần phả, văn bia...) thời Trần dòng họ Trương có sự thăng hoa rực rỡ về đường học hành thi cử. Trong các kỳ thi Đình, họ Trương đã có 4 người đỗ đạt cao (2 Trạng nguyên, 1 Thám hoa, 1 Tiến sĩ) và đều giữ trọng trách đặc biệt trong triều chính (Hàn lâm học sĩ, Thượng thư, Ngự sử đại phu):... Xem tiếp
Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan
Ngày tạo: Tác giả: Trương Mạnh Tiến Lượt xem: 1130
Cụ bà Trương Thị Nghiêm ( ở quê nhà còn gọi là bà Trương Thị Nhiêm), sinh năm 1923 ở Đồng Lâu, Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Chồng của cụ là cụ ông Nguyễn Hữu Duyên ở Trẹm Khê, Tân Lý (nay là xã Chân Lý), Lý Nhân, Hà Nam., nguyên là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Tân Lý. Là liệt sỹ cách mạng, hy sinh năm 1950.... Xem tiếp
Trương Quang Trọng (1906- 1931) và "cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 975
Trương Quang Trọng sinh năm 1906 tại làng Phú Nhơn, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Đầu thập niên 20 thế kỷ XX, Trương Quang Trọng ra Huế học ban Thành chung, rồi cùng một số bạn học cùng chí hướng thành lập Hội học sinh Ái hữu Trung Kỳ, có xu hướng tiến bộ, yêu nước.... Xem tiếp
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trương Quang Giao - người dám nghĩ, dám làm
Ngày tạo: Tác giả: QUANG LÂM Lượt xem: 979
Một đặc điểm đáng chú ý ở đồng chí Trương Quang Giao là luôn vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng vào đặc điểm của địa phương, đơn vị mình phụ trách. Đặc biệt, luôn nêu cao tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhất là trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.... Xem tiếp
Các Tiến sĩ họ Trương được vinh danh trên văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
Ngày tạo: Tác giả: Trương Quốc Chính. 0913070587. Email: Quocchinh_cand@yahoo.com.vn Lượt xem: 843
Hệ thống 82 văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, nơi vinh danh các Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779. Nơi đây trên mỗi tấm bia khắc một bài văn nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442-1779 và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484 đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779. Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc, bia Tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam, thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài.... Xem tiếp
Những nhà Khoa bảng họ Trương ở Hải Dương từ 1075 - 1919
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 969
Trong sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương do Tăng Bá Hoành Chủ biên cùng các đồng tác giả Nguyễn Huy Thiêm, Nguyễn Thị Quế, Hà Trí biên soạn năm 1999 liệt kê 637 vị đỗ đại khoa của Hải Dương từ năm 1075 đến năm 1919, theo đó có 5 người họ Trương.... Xem tiếp
Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu
Ngày tạo: Tác giả: Trương Điện Thắng tổng hợp Lượt xem: 1342
Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu (18.11.1913 - 16.12.1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên, T.T...; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước Phạm Tất Đắc. [1]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.... Xem tiếp
Trương Phu Duyệt (1476 - ?)
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 1089
Trương Phu Duyệt, Người xã Kim Đâu, Huyện Thanh Miện (nay là thôn Kim Trang, xã Lam Sơn, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh năm thứ nhất (1505). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại... Xem tiếp
Tướng công Trương Mỹ
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 961
Tương truyền, từ đầu Công nguyên, hai ông bà Trương Nghiệp - Đào Thị Vĩ từ Ái Châu đến Bình Lao (trong đó có thôn Bảo Sài) lập nghiệp. Tại đây, ông bà sinh hạ một người con trai tên là Trương Mỹ, thiên tư dĩnh ngộ, trí tuệ tinh anh. Lớn lên học hành tấn tới, ham đọc sách, thích bắn cung. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Trương Mỹ đến Hái Môn Giang xin được đầu quân đánh giặc. Hai Bà phong Trương Mỹ làm Đô thống Nguyên soái đại tướng quân. Ông liền đem quan đi đánh Tô Định ở Bằng Châu, Tô Định đại bại, góp phần vào chiến công hiển hách thu lại 65 thành trì, non sông về một mối. Hai Bà cho Trương Mỹ 10 cân bạc, 100 tấm lụa. Trương Mỹ lạy tạ, xin về quê an hưởng thái bình. Ông mất ngày mồng 7 tháng 8 âm lịch. Trưng Nữ Vương đã phong "Thượng đẳng phúc thần", cho trang Bình Lao phụng thờ mãi mãi. Nay Trương Mỹ là thành hoàng, được thờ ở đình Bảo Sài.... Xem tiếp
Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn
Ngày tạo: Tác giả: Trương Thị Kim Dung - Ban văn kiện Hội đồng Trương tộc Việt Nam. DĐ: 0912441683, Email: kimdungpntd08@yahoo.com.vn Lượt xem: 857
Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.... Xem tiếp
Trương Xán - Trạng nguyên thứ 3 trong lịch sử khoa cử
Ngày tạo: Tác giả: Hồng Quân tổng hợp Lượt xem: 1031
Ông quê ở xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch, châu Bố Chính, nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, chú thích số 763 của Đại Việt Sử ký Toàn thư lại chép rằng ...Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng)... Do người đỗ Trại trạng nguyên phải sinh sống từ khu vực Hoan Châu, Diễn Châu (Thanh Hóa - Nghệ An) trở vào nên có thể là do nguyên quán của Trương Xán là Tế Giang, Bắc Giang nhưng đã chuyển vào Hoành Bồ, Quảng Trạch sinh sống... Xem tiếp
Ngự sử đại phu Trương Đỗ
Ngày tạo: Tác giả: Hồng Quân tổng hợp Lượt xem: 898
Trương Đỗ không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông sống vào thế kỷ XIV thời nhà Trần, lớp kế tục của danh thần Chu Văn An (1292 - 1371), làm quan đời vua Duệ Tông (1373 - 1377) và Phế Đế (1377 - 1388). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Trương Đỗ quê gốc ở làng Phù Đới, huyện Đồng Lại, xứ Đông (nay là thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ra ngụ ở phường Cơ Xá và Nghi Tàm, thành Thăng Long đã nhiều năm.... Xem tiếp
Thượng thư Tiến sỹ Trương Công Giai (1665-1728)
Ngày tạo: Tác giả: Trương Xuân Lực Lượt xem: 1683
Vẫn trầm mặc trên văn bia người xưa nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trương Công Giai danh thơm từ đó... Nhưng người đương thời còn ít biết về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đây là viên ngọc tâm hồn quý, đáng soi cho mọi tâm hồn trong sáng noi theo. Thế mà đã có một thời gió cát, viên ngọc ấy bị phủ lấp và rồi cũng có lúc bị nhòa đi ...... Xem tiếp
Thái phó Trương Hán Siêu (?-1354)
Ngày tạo: Tác giả: Hồng Quân tổng hợp Lượt xem: 959
Trương Hán Siêu (chữ Hán: 張漢超;?-1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, quê ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Ông là một danh sĩ nổi tiếng đời Trần, từng là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng Đạo, sau làm quan từ triều Trần Anh Tông đến triều Trần Dụ Tông, lúc chết được tặng tước Thái bảo, Thái Phó và được thờ ở văn Miếu.... Xem tiếp
Quan phủ thừa Trương Khánh Thụy (1827 - 1873)
Ngày tạo: Tác giả: Trương Quang Phúc Lượt xem: 879
Theo gia phả Trương Trung ở Đồng Phú ,Đồng Hới , Quảng Bình; cụ Trương Khánh Thụy, huý Lắng là tổ đời thứ 6; sinh giờ Tuất ngày 25 tháng năm Đinh Hợi, niên hiệu Minh Mạng thứ tám (1827); mất ngày 10 tháng 6 ( nhuận ) năm Quý Dậu niên hiệu Tự Đức thứ hai mươi sáu (1873); là con thứ sáu của quan viên phụ Trương Quang Thống, cháu nội của quan Ngũ đội trưởng Trương Quang Châu, hậu duệ của quan Quản lãnh Trương Trung Hiếu (Triệu tổ của dòng họ Trương Trung).... Xem tiếp
Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (1793-1865)
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 935
Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (chữ Hán: 張登桂, 1793-1865) là một quan Đại thần phụ chính nhà Nguyễn, phụng sự trong bốn triều đầu tiên của nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức), từng là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác. Trương Đăng Quế, tự là Diên Phương, hiệu là Đoan Trai hay Quảng Khê Tẩu (ông già Quảng Khê), sinh ngày 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1793) quê làng Mỹ Khê Tây, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.... Xem tiếp
Nguyễn Hữu Tiến (Trương Xuân Trinh: 1901-1941)
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 995
Nguyễn Hữu Tiến tên thật là Trương Xuân Trinh, Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông còn có tên gọi là thầy giáo Hoài hay Hai Bắc Kỳ, xứ ủy viên Nam Kỳ, là tác giả của mẫu quốc kỳ Việt Nam.... Xem tiếp
Hoàng Hoa Thám - Trương Văn Thám (1858 - 1913)
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 907
Hoàng Hoa Thám (chữ Hán: 黃花探; tên thật Trương Văn Thám 張文探, còn gọi là Đề Thám 提探; Hùm thiêng Yên Thế (1858 – 10 tháng 2 năm 1913) là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp.... Xem tiếp
Tổng tài Quốc sử quán Trương Quang Đản
Ngày tạo: Tác giả: Lượt xem: 997
Trương Quang Đản (hay Trương Đăng Đản, ? - ?), tự Tử Minh, hiệu Cúc Viên, là một danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.... Xem tiếp